Yến Sào Hủ Nguyên Chất | Cách Chế Biến Yến Sào Hủ An Toàn

Sản phẩm yến sào ngày càng đa dạng để phù hợp với xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng. Bài viết sau đây sẽ mang lại những thông tin về cách chế biến, thành phần dinh dưỡng cũng như đối tượng sử dụng phù hợp cho từng loại yến chưng đến mọi người, nhằm đem đến thêm nhiều sự lựa chọn thích hợp cho người tiêu dùng yến sào sử dụng cho bản thân hay làm quà tặng, biếu cho người thân, người bệnh, bạn bè, đối tác, đồng nghiệp một cách ý nghĩa nhất.

Cách chế biến yến sào hủ

yến sào hủ

Trong sử dụng sản phẩm yến sào, người tiêu dùng sản phẩm yến sào người tiêu dùng thường phân thành 2 nhóm cơ bản như sau: 

Tự chưng yến sào

Là sử dụng yến sào thô hoặc yến sào sơ chế (nguyên tổ, xé tổ), yến sào tươi (yến sào đã được rút lông, bụi bẩn, chưa được sấy khô) để chế biến là tự chưng yến sào và bổ sung các dược liệu cho tăng mùi vị, làm đa dạng các món như yến sào chưng táo đỏ, nhân sâm, gừng, đường phèn hoặc nấu cháo, …

Yến sào chưng sẵn hoặc nước yến sào

Yến sào hủ hay còn gọi là nước yến sào - yến sào chưng sẵn có nghĩa là tổ yến đã được chế biến (chưng) sau đó được đóng vào lọ, hủ. Sản phẩm này rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức với phong phú hương cơ bản hoặc nhiều chủng vị, dược liệu đi kèm và đa dạng theo nhu cầu người dùng.

Chế biến yến sào hủ theo từng cách phân loại

Tự chưng tổ yến 

Thiết bị chế biến chưng yến sào (Không chưng trong nồi cơm điện)

  • Thố chưng có nắp với nồi có xửng hấp và nắp đậy, hoặc tô làm chân để thố chưng lên cao theo phương pháp chưng cách thủy – nước chiều cao khoảng 1/3 thố.
  • Thiết bị chuyên dụng chưng yến sào.

Phân loại và sơ chế

STT Loại Sơ chế trước chế biến
1 Tổ yến thô Ngâm nước lọc bình thường, không ngâm vào nước ấm hay nước sôi, tiến hành rút lông, làm sạch bụi bẩn và vớt ra xé sợi, để ráo và chế biến.
2 Tổ yến sơ chế Ngâm vào nước lọc bình thường, không ngâm vào nước ấm hay nước sôi, để nở, vớt ra xé sợi, để ráo và chế biến.
3 Yến sào tươi Dùng ray rửa yến tươi sơ qua nước, để ráo và chế biến.

Tham khảo thêm thời gian ngâm nở, chưng cách thủy hoặc chưng với nồi chuyên dụng cho từng loại yến sào để bạn có thể thực hiện chế biến chưng yến cho phù hợp và tối ưu thời gian, chất lượng sản phẩm với thông tin dưới đây:

Phân loại yến sào Thời gian ngâm nở Thời gian chưng cách thủy Thời gian chưng với nồi chuyên dụng
Tổ yến nhà thô 30 – 60 phút 20-30 phút 60-80 phút
Tổ yến đảo thô 2-3 giờ 40-50 phút 2-3 giờ
Yến nhà đã sơ chế 15 phút 20-30 phút 60-80 phút
Yến đảo đã sơ chế 15 phút  30-40 phút 2-3 giờ
Tổ yến huyết 6 tiếng 60 phút 3-4 giờ

Đối với yến sào sơ chế thì tùy thuộc vào chất lượng yến sào có bị han nước nhiều hay không? Là trong quá trình rút lông tổ yến bị ngâm nước quá nhiều thì thời gian ngâm nở sẽ nhanh hơn

Chế biến các món yến sào chưng đa dạng

yến sào chưng đường phèn

STT Các món ăn Cách chế biến
1 Yến sào chưng đường phèn
  • Bước 1: Sau khi thực hiện bước sơ chế của yến sào đã nêu ở bảng trên.
  • Bước 2: Cho yến sào vào tô, thố, hoặc thiết bị chuyên dụng và đổ nước vào với tỷ lệ phù hợp lượng yến (ví dụ 10 gam yến tươi – 400 – 500ml tùy theo nhu cầu sử dụng đặc hay loãng).
  • Bước 3: Tiến hành chưng yến sào trong thời gian 20 -30 phút với lửa nhỏ. Yến sào chín là khi thấy sợi yến nở và nổi lên bề mặt. 
  • Bước 4: Sau đó, cho tiếp lượng đường phèn (tùy theo khẩu vị mà điểu chỉnh lượng đường phù hợp hoặc không cho đường) vào thố yến chưng. (Hoặc bạn có thể nấu riêng nước đường phèn ở ngoài và cho vào).
  • Bước 5: Nấu thêm khoảng 5-7 phút cho đường tan và hòa đều vào sợi yến thì đã xong thành phẩm yến sào chưng đường phèn. 
  • Bước 6: Thưởng thức thành phẩm.
2

2.1. Yến sào chưng nhân sâm

2.2. Yến sào chưng táo đỏ

2.3.Yến sào chưng kỷ tử

2.4.Yến sào chưng bạch quả

2.5.Yến sào chưng đông trùng hạ thảo

2.6.Yến sào chưng saffron (Nhụy hoa nghệ tây)

Khi chế biến các món yến sào chưng cùng các nguyên liệu như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, bạch quả, đông trùng hạ thảo, saffron, … thì nên nấu riêng xong rồi mới trộn yến đã chưng vào để dùng (ăn). Cũng có thể nấu chung lúc chưng yến nhưng thế thì không phát huy hết dinh dưỡng của yến cũng như các nguyên liệu đi kèm. 
  • Bước 1: Cách chế biến từng nguyên liệu 
* Nhân sâm: Dùng sâm tươi (2-3 năm tuổi) hoặc sâm khô, rửa sơ sạch, cắt nhỏ, cắt lát củ sâm cho vào nồi – với 100g sâm tương ứng với 1,2 lít nước và hầm trong 1,5-2 giờ, cô lại khoảng 1 lít nước – nấu lửa nhỏ và đậy nắp. Nấu tương ứng với 02 tai yến.
* Táo đỏ: Rửa sạch, ngâm nước ấm cho táo nở ra và cho vào nồi nấu chín trong khoảng 15-20 phút tiếp đến thêm ít đường phèn vì táo đã có chất ngọt riêng.
* Kỷ tử (tối đa 20 hạt/người lớn), rửa sạch, đun kỷ tử với lửa nhỏ và ít đường phèn.
* Bạch quả: Rửa sạch, đem luộc chín, vớt ra để nguội, Bóc vỏ bạch quả xong cho vào đun cùng đường phèn lửa nhỏ.
* Đông trùng hạ thảo: Rửa sạch và để ráo nước. Cho đường phèn vào nồi nước vừa phải đun cho đường tan ra, sau đó bỏ đông trùng hạ thảo vào đun cùng đường phèn cho đến chín, tắt bếp.
* Saffron: (Tối đa 20 sợi saffron/ngày) Cho Saffron cung đường phèn vào tổ yến chưng (ở bước 2).
  • Bước 2: Thực hiện các bước chế biến được hướng dẫn trong “yến sào chưng đường phèn”.
  • Bước 3: Cho các nguyên liệu trên (đã chuẩn bị ở bước 1) vào thố đang chưng yến cùng với lượng đường phèn, khuấy đều, và tiếp tục chưng thời gian 5-7 phút là hoàn thành.
  • Bước 4: Thưởng thức thành phẩm.
3

3.1.Yến sào chưng hạt sen

3.2.Yến sào chưng hạt chia

3.3.Yến sào nha đam

3.4.Yến sào chưng long nhãn

3.5.Yến sào chưng lá dứa

3.6.Yến sào chưng mật ong

3.7.Yến sào chưng gừng

3.8.Yến sào chưng sữa tươi

Khi chế biến các món yến sào chưng cùng các nguyên liệu như tâm sen, hạt sen, hạt chia, nha đam, long nhãn, lá dứa, mật ong, gừng, sữa tươi, … thì nên nấu riêng xong rồi mới trộn yến sào đã chưng vào để dùng (ăn).
  • Bước 1: Cách chế biến từng nguyên liệu 
* Hạt sen: Nếu hạt sen khô thì ngâm trong nước ấm khoảng 35-40 phút, rửa sạch, còn hạt sen tươi thì cần rửa qua nước, chú ý tách tâm sen để không bị đắng. 
Cho hạt sen vào nồi cùng lượng nước vừa phải (nhỏ) và đun cho hầm chín. 
* Hạt chia: Cho 1 lượng hạt chia vào nước, ngâm cho hạt chia nở ra. Hoặc cho trực tiếp vào cùng với đường phèn.
* Nha đam: Rửa sơ nhánh nha đam, cắt khúc, gọt bỏ hàng gai, lốc lấy phần thịt bên trong, ngâm nước muối trong 1-2 phút để giảm nhớt (loại bỏ nhựa mủ độc) và không bị đắng. Cắt thành hạt lựu và ướp với 15ml nước cốt chanh trong 2-3 phút sau đó xả nước rửa thật sạch để nha đam không bị thấm chanh hoặc muối. 
Cho nha đam hạt lựu vào nồi nước, nấu lửa lớn, nấu sôi nhanh trong 5 phút, thêm vào 1 chút đường phèn. (tránh nấu quá lâu sẽ làm nha đam bị nhũn mềm – không ngon). Có thể phối với lá dứa để tăng hương vị.
* Long nhãn (nhãn nhục khô): Ngâm nước ấm cho nở đều rồi rửa lại sạch. Đun nhãn nhục với lượng nước nhỏ cho đến chín vừa. Hoặc nấu chung với đường phèn.
* Lá dứa: Rửa sạch, cắt khúc. Cho lá dứa và đường phèn đun trên bếp 20 phút, sau đó, vớt lá dứa bỏ ra. Có thể kết hợp cùng với hạt sen.
* Gừng: Rửa sạch, cạo vỏ và cắt sợi hoặc lát mỏng (giúp khử mùi tanh và trung hòa tính hàn của tổ yến và tăng tính ấm cho cơ thể).
* Mật ong: thay thế lượng đường phèn, pha loãng với lượng nước nhỏ. Cho vào chưng cùng yến ở bước 3.
* Sữa tươi: thay thế độ ngọt của đường phèn. Cho vào chưng cùng yến ở bước 3.
  • Bước 2: Thực hiện các bước chế biến được hướng dẫn trong “yến sào chưng đường phèn”.
  • Bước 3: Cho các nguyên liệu trên (đã chuẩn bị ở bước 1) vào thố đang chưng yến cùng với lượng đường phèn, khuấy đều, và tiếp tục chưng thời gian 5-7 phút là hoàn thành.
  • Bước 4: Thưởng thức thành phẩm.

Chúng ta có thể phối chưng yến sào với táo đỏ - hạt sen; hạt chia - kỷ tử - long nhãn, lá dứa – hạt chia, mật ong – gừng, kỷ tử - hạt sen, táo đỏ - hạt chia, …

yến sào hạt sen táo đỏ

Sản phẩm yến chưng sau chế biến nên dùng ngay, có thể dùng khi nóng, khi nguội và lạnh (tổ yến chưng xong nguội mới bỏ vào tủ lạnh làm lạnh), tránh để qua ngày hôm sau. Nếu để qua ngày thì cần cho vào hộp kín, bảo quản trong tủ lạnh, với thành phẩm có nguyên liệu khác thì nên dùng trong ngày là tốt nhất. Và đặc biệt tuyệt đối không được hâm lại tổ yến chưng trong lò vi sóng.

Chú ý trong quá trình chưng yến: 

LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CHƯNG YẾN

  • “Yến sào chưng đường phèn” là món ăn hiệu quả dinh dưỡng nhất. 
  • Không cho đường phèn vào cùng lúc với yến sào khi bắt đầu chưng yến vì sẽ khiến yến sào bị chai và sợi yến không nở chín. 
  • Không nên cho quá nhiều đường vào chưng yến vì các công dụng của yến sào sẽ giảm đi.
  • Không đun nước thật sôi mới bỏ sợi yến vào chưng 10 - 15 phút khiến sợi yến bị sốc nhiệt và mất dinh dưỡng.
  • Không chưng yến trong thời gian quá lâu và nhiệt độ cao. 
  • Khi cho đường phèn vào tô/thố/nồi đang chưng yến sào (ở bước cuối) thì phải đợi đường tan đều hết mới nên tắt bếp. (Đảm bảo không bị ôi, hư khi bảo quản để qua ngày).

Đối với bảo quản yến sào tươi hoặc sợi yến được ngâm sau sơ chế rút lông thì nên bảo quản lạnh từ 2oC – 5oC trong tủ lạnh ở ngăn mát với hộp đậy kín hoặc túi zip. Nếu mọi người muốn bảo quản thời gian lâu hơn thì cất trữ trong ngăn đông của tủ lạnh.

Và nên chia yến sào tươi thành từng phần thích hợp để tiện lợi “rã đông” cho mỗi lần sử dụng. Tránh việc lập lại của quá trình rã đông, cấp đông, rã đông yến sào tươi liên tục gây ảnh hưởng và giảm chất lượng của yến sào.

Yến sào uống liền - nước yến sào chưng sẵn

YẾN SÀO UỐNG LIỀN

Ngày nay, cách phân loại yến sào có 2 dạng ngoài tổ yến thô, tổ yến sơ chế (nguyên tổ, xé tổ), yến sào tươi thì đã có thêm dòng sản phẩm nước yến sào – yến sào chưng sẵn đó là yến sào uống liền. Dành cho những người không có nhiều thời gian để chưng yến.

Sản phẩm nước yến sào chưng sẵn đưa ra thị trường rất nhiều chủng loại đa dạng, phong phú để phù hợp với nhu cầu sử dụng, cũng như sự tiện lợi (yến sào uống liền) đi kèm dinh dưỡng trong từng phần ăn. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo nhanh, gọn trong thời hiện đại. Và đây cũng là món quà hiệu quả thiết thực trong thăm bệnh, quà biếu cho họ hàng, bạn bè, đối tác hoặc đồng nghiệp, ….

Nước yến sào chưng sẵn (yến sào hủ) là loại yến sào uống liền cũng chia thành nhiều cấp độ tương ứng tỷ lệ yến (ví dụ như yến 60%, 30%, 15%, 10%, …%) theo thể tích sản phẩm phù hợp với nhiều phân khúc thị trường, hướng đến mọi người tiêu dùng có thể trải nghiệm sản phẩm yến sào gồm 02 loại: 

  • Loại 1: Nước yến chưng sẵn hướng công nghiệp.
  • Loại 2: Nước yến chưng sẵn nguyên chất.

Cụ thể thông tin dưới bảng sau:

Loại Hàm lượng yến sào/sản phẩm Ưu điểm Nhược điểm So sánh với chưng yến truyền thống Nhận biết
Nước yến sào chưng sẵn hướng công nghiệp (Nước yến sào) 10 -20%

Bảo quản được nhiệt độ thường.

Thời gian lưu trữ (hạn sử dụng) được lâu từ 1- 2 năm.

80%-90% thành phần còn lại trong sản phẩm là nước, nước đường, chất bảo quản, chất phụ gia, sản phẩm khác.

Không ngon, giòn. 

Chi phí rất dao động (không hề rẻ hơn).

Dạng keo keo, đặc đặc và bột sệch.

Không nhìn rõ từng sợi yến.

Nước yến chưng sẵn nguyên chất 50-60%

Sử dụng nguyên liệu tươi sản phẩm tổ yến nguyên chất 100%. 

Không chất bảo quản, phụ gia.

Chế biến thủ công theo quy trình. 
Thời gian bảo quản ngắn (dưới 10 ngày).

Bảo quản trong tủ lạnh. 

Để bảo quản được lâu hơn nên để ngăn đông và rã đông khi dùng. 

Ngon và chất lượng chuẩn như nhà làm.

Nhìn thấy sợi yến, rõ.
Dung dịch lỏng, màu trong.

Khi ăn vẫn cảm nhận được độ giòn, dai

Liệt kê các dòng sản phẩm nước yến sào hoặc yến sào chưng sẵn như sau: 

  • Nước yến sào tươi, yến sào tươi chưng sẵn.
  • Nước yến sào có đường và yến sào chưng sẵn có đường (ngọt, ít đường), không đường, đường phèn.
  • Yến sào nhân sâm, hồng sâm, linh chi, kỷ tử, táo đỏ, bạch quả, đông trùng hạ thảo, saffron, …
  • Nước yến sào, yến sào hạt chia, nha đam, hạt sen, long nhãn, lá dứa, mật ong, gừng, sữa tươi, ...
  • Yến sào chưng sẵn bổ sung collagen.

Ngoài ra, khi sử dụng, mua biếu - mọi người cần tìm hiểu về thành phần, tỷ lệ yến sào trong từng sản phẩm cũng như các thương hiệu tin cậy, uy tín trong sản xuất, để có những lựa chọn thích hợp và sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng. Yến sào hạt chia hay yến sào nhân sâm mỗi thứ đều có những giá trị riêng để các bạn lựa chọn.

Và mọi người cũng chú ý trong cách dùng (ăn) yến như thế nào cho hiệu quả, để hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn nhất, phát huy công dụng của sản phẩm yến sào đối với sức khỏe bản thân. Nên tự mình chưng yến tốt hơn là các bạn mua các loại yến sào hủ, yến sào uống liền có bán trên thị trường.

Bài viết có thể bạn quan tâm: Ăn yến sào đúng cách hiệu quả
 

back top

DMCA.com Protection Status