“Của cho không bằng cách cho". Chúng ta luôn quan tâm, chăm sóc ba mẹ, ông bà và mong muốn họ khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon để vui khỏe và sống an vui cùng mọi người. Bên cạnh việc chúng ta tìm kiếm sản phẩm thiên nhiên Yến sào để bồi bổ cho ba mẹ, ông bà thì chúng ta cần phải trang bị kiến thức về những ảnh hưởng và lưu ý khi người già sử dụng sản phẩm yến, để có thể tự tay chế biến sản phẩm Yến sào nhằm mang lại giá trị dinh dưỡng tối đa cho mỗi lần dùng yến của người già. Thực phẩm tốt nhưng cách dùng cũng quan trọng không kém, vậy yến sào uống lúc nào để hiệu quả nhất. Siêu thị Miền Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng tổ yến sao cho hiệu quả nhất.
Mục lục [hide]
Lợi ích của Yến sào đối với người già và yến sào 1 tuần ăn mấy lần là vừa đủ
Lợi ích của Yến sào đối với người già:
Yến sào – sản phẩm dinh dưỡng từ thiên nhiên với hàm lượng protein cao (60%), 18 loại axit amin (Proline – 5,27%, Axit aspartic – 4,69%, Proline, Valine, Glutamic, …), rất nhiều các nguyên tố vi lượng (Ca, Fe, Mn, Cr, …) và các vitamin, khoáng chất, lượng mỡ thấp … tốt cho cơ thể. Yến sào là thực phẩm vàng trong việc chăm sóc bồi bổ, cải thiện, nâng cao đề kháng, phục hồi sức khỏe con người, đặc biệt người lớn tuổi, người già có miễn dịch giảm dần.
Vậy Yến sào ăn bao nhiêu là đủ? Trước tiên chúng ta tìm hiểu Yến sào có các công dụng như sau đã nhé:
Tái tạo tế bào: Thành phần tổ yến có Proline (5,27%), axit Aspartic (4,69%) những chất đóng vai trò quan trọng trong tái tạo tế bào, kích thích phân chia, sự sinh trưởng tế bào, giúp cho vùng tổn thương hồi phục, tạo tăng trưởng mô và cơ.
- Bổ sung Canxi: Với dưỡng chất Lysine (1.75%) và N-acetylglucosamine (5.3%) trong tổ yến giúp cơ thể người già tăng cường khả năng hấp thu canxi ở người già sẽ phục hồi bao khớp, ngăn ngừa được tình trạng thoái hóa cột sống, tình trạng loãng xương.
- Làm chậm tiến trình lão hóa: Ngoài ra, Tổ yến còn có chứa Se (0,2%) – chất làm tăng hoạt động của enzyme chất oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa giúp khỏe mạnh, làn da cải thiện và tăng tuổi thọ.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Cặp đôi dưỡng chất Leucine (4,56%), Isoleucine (2,04%) trong yến sào có thể điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức phù hợp. Nhưng cần tham vấn bác sỹ điều trị khi đang bệnh đái tháo đường để được tư vấn liều lượng phù hợp.
- Tốt cho tiêu hóa – hấp thu chất dinh dưỡng: Yến sào có vị thanh mát, kích thích vị giác khi ăn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn (vì có Valine - amino acid thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được phải hấp thu từ thức ăn hoặc dược phẩm). Tổ Yến cũng giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng hơn và giảm chứng bị táo bón.
- Tốt cho máu: Yến sào có dưỡng chất giúp kích thích tăng hồng cầu trong máu, tạo máu sẽ giúp cho da hồng hào, khỏe mạnh (điều này không tốt cho người bị bệnh cao huyết áp).
- Cải thiện tinh thần, giấc ngủ: Glutamic acid trong yến sào giúp cơ thể tổng hợp protein, ngăn ngừa và hỗ trợ được các chứng bệnh như chóng mặt, nặng đầu, ù tai mất ngủ, ... suy nhược, mệt mỏi thể lực và tinh thần trong thời kì bệnh hoặc trạng thái suy nghĩ bệnh tuổi già.
Ngoài việc bổ sung thực phẩm yến sào, người già, người bệnh cũng cần kết hợp với các chế độ ăn cân đối, đủ chất, giàu chất oxy hóa, vitamin nhóm B, … và kết hợp với chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng 30-45 phút/ ngày để phát huy hết tác dụng của yến sào.
Yến sào 1 tuần ăn mấy lần là vừa đủ:
- Yến sào uống lúc nào: Nên sử dụng lúc bụng đói, lúc mới ngủ dậy hoặc 30 phút trước khi đi ngủ thì yến sẽ được hấp thu tốt nhất.
- Vậy yến sào 1 tuần ăn mấy lần: Đối với người già cần bổ sung lượng yến từ từ đều đặn mỗi ngày thì chỉ cần sử dụng liều lượng từ 1,4 – 2 gram mỗi ngày. Các trường hợp cần hồi phục sức khỏe nhanh có thể tăng liều lượng từ 3 –5 gram yến mỗi ngày và không sử dụng nhiều hơn.
Những ảnh hưởng và lưu ý của người già khi dùng yến sào
Mặc dù, Yến sào có rất nhiều công dụng và lợi ích đối với người già liệu có hoàn toàn phù hợp với tất cả hay không? Vì không phải người già nào cũng dùng sản phẩm yến sào được, phải dựa vào thể trạng của từng người.
Một số trường hợp bệnh sau phải cẩn trọng, cân nhắc và tốt nhất là không dùng yến sào để đảm bảo sức khỏe: (Vì nếu sử dụng sẽ gây bệnh tình nặng hơn, cơ thể chịu áp lực lớn, vừa lãng phí dinh dưỡng vừa tốn chi phí hay nói cách khác “tiền mất tật mang”).
- Người già mắc bệnh chứng tỳ yếu, gầy gò xanh xao.
- Người đang mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm đường tiết niệu,… gồm những bệnh viêm nhiễm cấp tính có tính sốt.
- Người già đang bị sốt, cảm cúm, đau đầu, đau bụng do hàn, bụng đầy chướng, ho có đàm trong và loãng.
- Theo Đông y, người già có chứng thống phong, đàm thấp, chân tay lạnh, đau bụng, lạnh bụng tiêu chảy, suy dương… thì tốt tốt nhất không nên ăn yến sào.
Trong chế biến yến sào:
- Hạn chế chưng chung yến sào với các nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen, …. Nên chưng tổ yến riêng biệt với các nguyên liệu khác, khi ăn thì trộn chung lại dùng.
- Tuyệt đối không chưng yến trên 1 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ cao 100oC. Vì sẽ làm mất hết chất trong tổ yến.
- Không chưng tổ yến ở các nồi, thiết bị gia nhiệt quá nhanh.
- Người lớn tuổi bị bệnh cao huyết áp không nên dùng sản phẩm yến chưng với nhân sâm, vì sẽ làm cơ thể bị mệt và tim đập mạnh.
Ngoài ra, trong khẩu phần ăn, Người già cũng cần chú ý về liều lượng yến sào ăn bao nhiêu là đủ và cách dùng để phát huy hiệu quả. Tránh dùng quá liều, dùng liên tục hoặc dùng thay thế các khẩu phần ăn khác trong ngày, ăn ở thời điểm không tốt sẽ gây ra hiệu quả ngược, không phát huy được tác dụng của yến sào, làm tổn thất về chi phí mà còn gây ra rối loạn tiêu hóa, béo phì. Nên yến sào uống lúc nào cũng là 1 vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm.
Chúng ta cần nên tìm hiểu liều lượng và cách dùng đúng cách, hiệu quả yến sào đối với người già. Vậy hãy đến phần tiếp theo dưới đây.
Yến sào ăn bao nhiêu là đủ và cách dùng yến sào của người già
Bất cứ thực phẩm nào để phát huy được hiệu quả và công dụng của thực phẩm đó thì chúng ta cần phải biết liều lượng dùng, cách dùng và thời điểm dùng hay nói thẳng ra yến sào uống lúc nào là dùng đúng cách.
Đặc biệt, đối với người già, chúng ta cần chú ý hơn về các điều trên để cơ thể có thể hấp thu được toàn phần dưỡng chất, vì cơ thể vốn đã không hấp thu nhanh nhẹn, tốt như lúc còn trẻ.
Mô tả | Chú thích | |
Cách dùng | Dùng đều đặn hàng ngày với liểu lượng phù hợp | Hấp thu tối đa các dưỡng chất, bổi bổ sức khỏe. tránh lãng phí. Không nên ăn Yến quá nhiều trong ngày rồi ngắt quãng thời gian dài. |
Liều lượng |
|
|
Thời điểm | Tốt nhất là lúc bụng rỗng, buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ. Đối với người đang dùng thuốc: Dùng sản phẩm yến sào sau khi dùng thuốc là 2 giờ đồng hồ. Bạn có thể tham khảo trực tiếp lời khuyên của các bác sĩ điều trị của bạn để có hướng dẫn thực tế. |
|
Món chế biến tổ yến |
|
|
Người già, người bệnh lớn tuổi có thể dùng sản phẩm yến thô tự chế biến và cả yến sào chế biến sẵn; chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng đối với sức khỏe của người già, người bệnh.
Với Yến thô tự chế biến thì tốn nhiều thời gian sơ chế, chế biến nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến cao. Chỉ vấn đề là người bệnh, người lớn tuổi không thể hấp thu hết trong một lần. Cần chia nhỏ và lắng nghe cơ thể trong quá trình dùng sản phẩm.
Với Yến sào chế biến sẵn thì tiện lợi, dễ dàng trong sử dụng, cần chú ý và lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín, có quy trình sản xuất đạt chuẩn (ISO, HACCP, GMP) để đảm bảo giữ nguyên tinh chất yến vẫn còn sau khi chế biến. Chú ý xem xét đến dinh dưỡng yến còn trong sản phẩm chế biến sẵn và thời hạn sản xuất và tiêu dùng.
Với những thông tin trên mong sẽ giúp cho mọi người có thể biết được yến sào ăn bao nhiêu là đủ để mang lại hiệu quả và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến cơ thể khi sử dụng yến sào. Để mỗi món quà - mỗi sự quan tâm của Bạn mang đến những niềm vui và sức khỏe cho Ông, bà và những người lớn tuổi được trọn vẹn.
Bài viết có thể bạn quan tâm: