Cách Làm Rong Biển Sấy Với Phương Pháp Chế Biến Hiện Đại

Cách làm rong biển sấy khô

Đôi nét về rong biển sợi khô – rong biển sấy

Rong biển là một trong những nguồn lợi thủy sản quý giá của một số địa phương của Việt Nam hiện nay. Rong biển thường phân bố ở các vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng triền sâu, vùng biển cạn ... Với nguồn vitamin và khoáng chất phong phú, lượng Canxi (Ca) lớn, lượng Iốt cao vì vậy rong biển thực sự là món quà quý giá của biển xanh cho con người. 

Ngoài tác dụng làm giảm huyết áp một cách hiệu quả cho các bệnh nhân cao huyết áp, giúp lưu thông máu, giải độc cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng chống một số bệnh ung thư, tăng cường sinh lý nam giới thì rong biển còn hỗ trợ chị em trong việc giữ gìn vóc dáng, giảm cân, làm đẹp da và nhiều tác dụng khác nữa. 

Với nhiều lợi ích tuyệt vời của rong biển đem lại cho chúng ta như vậy, việc khai thác và bảo quản rong biển như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất cho người khai thác cũng như các đối tượng sử dụng cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Cách bảo quản rong biển tốt nhất chính là sấy khô rong biển. 

Trong phần đầu của bài viết này, Siêu thị Miền Nam sẽ giới thiệu đến các bạn về cách cách sấy rong biển hay còn gọi là cách làm rong biển sợi khô nhé.

rong biển khô

Xem thêm bài: Rong biển sấy tỏi

Cách làm rong biển sấy khô

Quá trình sinh trưởng của rong biển

Rong biển sinh trưởng trải qua 5 thời kỳ là: Sinh trưởng - phát triển - tích lũy - sinh sản - tàn lụi. Theo nghiên cứu thì nên khai thác rong biển ở cuối thời kỳ tích lũy vì ở thời kỳ này hàm lượng các chất keo đạt cao nhất và hoàn thiện nhất về cấu trúc của nó, do đó thu hoạch ở cuối thời ký này là tốt nhất. Nếu thu hoạch rong non chưa tích lũy tối đa hiệu suất quy trình giảm, chất lượng keo rong giảm; nếu thu hoạch rong đã tàn lụi cũng phạm phải các nhược điểm này.

Các bước sơ chế rong nguyên liệu.

Sơ chế bước 1 Sơ chế bước 2 Phân loại
- Thực hiện trực tiếp tại nơi khai thác và cần làm khô ngay sau 6h thu hoạch lên khỏi mặt nước.
 – Rong biển được rửa sơ bộ bằng nước biển, phơi trên các giàn phơi cách mặt đất từ 0.5 đến 0.8m. Độ dày của lớp rong biển trên dàn phơi nên dưới 3cm, rong biển được trải đều, không vón cục, đảo đều trong quá trình phơi. Yêu cầu sau khi sơ chế bước 1 là rong biển sạch tạp chất, khô đều, cây rong dai và mềm mại.
- Rong biển sau khi sơ chế qua bước 1 sẽ được chở về nhà máy hoặc khu vực bảo quản rồi rửa lại bằng nước ngọt.
- Sau khi rửa nước mặn độ ẩm của rong chỉ đạt 30%, có khi lên 40% rong vẫn hô hấp tế bào, sinh nhiệt phá hủy các chất hữu cơ làm hỏng rong biển. Trên rong biển thường chứa 20 loại vi sinh vật khác nhau có nhiều loại chuyên phân hủy keo rong. Rong biển đưa về nhà máy thường chưa chế biến ngay mà cần dự trữ trong kho trong một khoảng thời gian nhất định.
- Sau khi hoàn thành sơ chế bước 2 thì rong biển tiếp tục được loại bỏ tạp chất, xác rong chết, vỏ nhuyển thể, rong tạp...  những lô rong ẩm và  lẫn nhiều tạp chất sẽ được ưu tiên sơ chế trước
- Ngâm rửa  rong biển với nước ngọt: Rong biển được rửa 4 - 5 lần. Có thể rửa rong biển theo phương pháp gián đoạn, rửa trong bể nước luân lưu, hoặc bằng máy rửa. Thời gian đầu cần ngâm rong biển từ 30 phút – 60 phút.

Cách sấy rong biển

Hiện nay có 2 cách làm rong biển sợi khô được áp dụng đó là phương pháp phơi rong biển (còn gọi là cách làm truyền thống) và sấy rong biển bằng máy sấy (phương pháp hiện đại). Các bạn hãy cùng Siêu thị Miền Nam tìm hiểu về 2 cách làm rong biển sấy khô này xem 2 phương  pháp này có gì khác biệt nhé.

Phơi rong biển Cách sấy rong biển bằng máy sấy
- Cần phơi trên các nong tre hay các dàn phơi cách mặt đất  từ 0.5 đến 0.8m, chiều rộng giàn phơi không quá 1.5 đến 2m, rủ tơi đều, độ dày của rong biển trên giàn phơi nhỏ hơn 3cm. 
- Phơi được 2 đến 3 ngày rong khô đạt độ ẩm nhỏ hơn 22%. Hiệu suất sơ chế lần 2 đạt 40 - 60%  rong so với sơ chế lần 1. Tiêu chuẩn  của rong thành phẩm độ khô nhỏ hơn 22%, không còn muối, sạch bùn đất tạp chất, thân cây cứng, màu vàng, nâu, đen nắm trong tay không thấy độ ẩm của muối, hàm lượng muối nhỏ hơn 0.8%. Sau khi phơi cần để rong trong mát để cân bằng độ ẩm, sau đó mới bảo quản.
- Tiến hành dàn từng lớp trên khay của máy sấy với độ dày vừa phải, không để rong biển vón cục trên khay sấy. 
- Thực hiện cài đặt thông số kỹ thuật phù hợp với nhiệt độ sấy: 50 – 60 độ C, độ ẩm nên đặt trong khoảng 5 – 10 %, thời gian sấy từ 1 giờ đến 4 giờ tùy thuộc vào mức độ dày mỏng của lớp rong biển mà bạn xếp.

cách làm rong biển sấy

Nếu làm rong biển sấy khô bằng phương pháp phơi tự nhiên thì cách làm rong biển sấy bằng máy sấy là phương pháp sấy khô công nghiệp và hiệu quả hơn nhiều vì phương pháp sấy khô rong biển truyền thống sẽ không đảm bảo được về số lượng cho một lần phơi sấy như cách làm rong biển sấy bằng máy sấy có thể thực hiện được.

Kết luận phần cách sấy rong biển

Như vậy cách làm rong biển sấy khô hay còn gọi rong biển sợi khô sẽ có 2 phương pháp truyền thống và hiện đại. Nếu như cách sấy rong biển theo phương pháp truyền thống là làm giàn phơi có ưu điểm là giá rẻ, có thể  thực hiện ngay trực tiếp tại nơi khai thác nhưng nhược điểm là khối lượng rong biển sấy sẽ không được nhiều, tốn nhiều nhân công thì cách sấy rong biển theo phương pháp hiện đại là sấy bằng máy sấy công nghiệp lại có ưu điểm là rút ngắn thời gian sấy, tiết kiệm nhân công, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm nhưng chi phí sẽ đắt hơn. Vậy là tùy thuộc vào mô hình khai thác rong biển lớn hay nhỏ mà nhà khai thác sẽ lựa chọn cách làm rong biển sấy theo kiểu truyền thống hay hiện đại.

>>> Xem thêm bài: Rong biển sấy ăn liền

Rong nho sấy khô

Giới thiệu

Rong nho là một loại tảo biển với hình dạng giống chùm nho, được mệnh danh là trứng cá muối xanh. Rong nho được khai thác và sử dụng như một loại rau xanh nhưng giá trị dinh dưỡng có trong rong nho cao hơn rất nhiều so với rau củ quả thông thường.
Từ rong nho tươi, các nhà khai thác và chế biến sẽ thực hiện tách nước, sấy khô để làm rong nho sấy khô.

Sau khi được sấy khô, rong nho vẫn đảm bảo được thành phần dinh dưỡng và đặc điểm của rong nho tươi về màu sắc, độ ngon, độ giòn. Các món ăn từ rong nho vừa hấp dẫn, lạ miệng và bổ dưỡng. Vậy rong nho sấy khô có những tác dụng gì đối với sức khỏe của con người? Cách chế biến, bảo quản và sử dụng rong nho sấy khô như thế nào?... Các bạn hãy theo dõi phần viết tiếp theo của Siêu thị Miền Nam nhé.

rong nho

Cách sấy rong biển - rong nho

  • Bước 1: Rong nho tươi sau khi được khai thác tại các khu nuôi trồng ở các khu vực ven biển sẽ được đội ngũ thu mua gom lại thành số lượng lớn và vận chuyển về nơi sơ chế. Tại nơi sơ chế, rong nho tươi sẽ được các công nhân tiến hành chọn lọc các sợi rong đạt chuẩn rồi cho vào các thùng đựng nước biển có hệ thống sục ozone để nuôi lành vết thương của rong đồng thời loại bỏ các tạp chất bám trên thân và trái rong tươi. 
  • Bước 2: Rong nho được thực hiện công nghệ tách nước ly tâm kết hợp với dung dịch nước muối để tạo thành rong nho sấy khô. Trong quá trình ly tâm tách nước, rong nho sấy khô vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng của rong nho tươi và độ giòn ban đầu của rong. 
  • Bước 3: Tiến hành đóng gói vào các túi nilon chuyên dụng với trọng lượng từ 50gr đến 100gr, 200gr để cung cấp ra thị trường phục vụ các khách hàng.

Tác dụng của rong nho sấy khô đối với sức khỏe 

Rong nho sấy khô cũng tương tự như rong biển sợi khô. Ngoài ra chúng còn là một loại thực phẩm được nuôi trồng tự nhiên và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, hỗ trợ sức khỏe con người, vì thế rong nho cũng được sử dụng phổ biến trong việc chế biến các món ăn trong mỗi gia đình. Siêu thị Miền Nam xin giới thiệu với các bạn một số tác dụng tuyệt vời của rong biển sấy khô như sau:

  • Tăng cường thị lực cho mắt: Trong rong nho có rất nhiều sắt (Fe) và vitamin A nên giúp hỗ trợ và tăng cường chức năng của hệ thần kinh thị giác, cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc cách bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt…
  • Tốt cho tim mạch: Trong rong nho có các a xít béo không bão hòa như AA, LA, DHA, EPA và ALA giúp giảm cholesterol và tăng tính co dãn của mạch máu, ngăn ngừa oxy hóa và duy trì bền vững cấu trúc collagen của động mạch, từ đó giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
  • Giúp xương chắc khỏe: Trong rong nho có nhiều Canxi (Ca), protein và axit béo không bão hòa đa thuộc nhóm omega3 nên có tác dụng kháng viêm và cũng làm giảm những triệu chứng của bệnh viêm khớp, tránh tình trạng loãng xương.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Với lượng vitamin C dồi dào có trong rong nho đã giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và sự hoạt động của các gốc tự do, làm giảm sự tích tụ của sorbitol nội bào, ức chế sự gắn kết của glucose với protein.
  • Cải thiện tình trạng táo bón: Rong nho có lượng đường và calo rất thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn dễ dàng tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải dễ dàng.
  • Phòng ngừa bênh ung thư: Hợp chất fucoidan có trong rong nho giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa ung thư và giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì: Trong rong nho có ít đường nhưng lại giàu kẽm (Zn), canxi (Ca), sắt (Fe), vitamin C, chất đạm thực vật và axit béo không bão hòa. Do đó, rong nho là loại thực phẩm giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì, phù hợp cho những người ăn kiêng hoặc đang có nhu cầu giảm cân.
  • Làm đẹp da: Rong nho giúp làm giảm quá trình lão hóa da, làm sạch, se khít lỗ chân lông và bảo vệ da. Rong nho được coi như một loại mỹ phẩm tự nhiên và được ưa chuộng đối với chị em phụ nữ vì nó không có hóa chất, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da chị em.

tác dụng của rong nho

Cách sử dụng và bảo quản rong nho sấy khô

Cách sử dụng

  • Bước 1: Cho rong nho khô vào nước ngâm từ 5-10 phút để rong nở ra và tươi lại. Cách này cũng được dùng giống như rong biển sợi khô.
  • Bước 2: Vớt rong đã ngâm sau khi kết thúc bước 1 rồi các bạn ngâm rong nho vào nước đá khoảng 3 – 4 phút để cho rong nho có độ giòn hơn.
  • Bước 3: Sử dụng rong nho khô như một loại rau xanh, bạn có thể ăn liền hoặc kết hợp với một số món ăn khác như ăn kèm với tôm, mực nướng, hấp, thịt bò tái. Ở các bài trước Siêu thị Miền Nam cũng đã hướng dẫn các bạn 1 số món canh được làm từ rong biển sợi khô rất ngon bổ ích.

Để món ăn ngon hơn, bạn có thể chấm rong nho khô với tương ớt, xì dầu, sốt mayonase, mù tạt hay nước mắm chanh tỏi ớt.

Cách bảo quản rong nho khô và rong biển sợi khô

  • Rong nho sấy khô bạn nên bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì sản phẩm với nhiệt độ và môi trường thích hợp, khuyến nghị bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để không làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của rong.
  • Thời gian bảo quản rong nho khô từ 6 tháng đến 12 tháng tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì rong được để trong túi hoặc bao bì có hút chân không.

Kết luận

Trên đây Siêu thị Miền Nam đã giới thiệu đến các bạn về làm rong biển sấy khô, rong nho sấy khô, những tác dụng tuyệt với của rong biển nói chung và rong nho nói riêng đối với sức khỏe con người là rất quan trọng. Bên cạnh đó cách sử dụng và bảo quản rong nho khô và rong biển sợi khô đúng cách là điều các bạn cũng cần quan tâm.

Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, các bạn sẽ nhanh chóng bổ sung thêm một loại thực phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe vào thực đơn cho gia đình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi.
 

back top

DMCA.com Protection Status