Sò Huyết Một Món Ăn Không Thể Bỏ Lỡ

Đặc điểm của sò huyết

Sò huyết thường phân bố ở các bãi bùn mềm và có dòng nước chảy qua. Các bài sò thường nằm gần các cửa sông có dòng nước ngọt chày vào và nơi đây có nồng độ muối tương đối thấp. Chúng thường sinh sống ở phía trên mặt bùn, chúng dùng mép vỏ và màng áo ngoài thải nước làm thành lỗ ở mặt bùn để dễ dàng hô hấp và bắt mồi.

Sò huyết thường có vỏ dày, có dạng hình trứng. Đối với những cá thể lớn có vỏ dài khoảng 60mm và cao 50mm, rộng 49mm. Mặt ngoài vỏ của sò huyết thường có các gờ phóng xạ rất phát triển và có khoảng 18 – 21 gờ. Mặt trong của vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có rất nhiều mương sâu tương ứng với những đường phóng xạ của mặt ngoài.

sò huyết

Tác dụng của sò huyết

Trong đông y, sò huyết được liệt vào danh sách các loại hải sản có vị ngọt, mặn, tính ấm và có tác dụng chính là bổ huyết, kiện vị, ôn trung, hỗ trợ chứng huyết hư, thiếu máu, tiêu hóa kém và viêm loét dạ dày tá tràng. 

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì sò huyết còn là nguồn cung cấp đạm phong phú giàu khoáng chất như kẽm, magie và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể. Vậy nên loại hải sản này được đánh giá là món ăn vừa ngon miệng, vừa là bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Bà bầu đang mang thai có nên ăn sò huyết không

Đây chắc hẳn là một câu hỏi của rất nhiều phụ nữ mang thai, thực ra phụ nữ đang mang thai ăn sò huyết vô cùng tốt. Bởi lẽ sò huyết là thực phẩm giúp bổ máu, cung cấp nhiều dưỡng chất. Đặc biệt, nhờ hàm lượng canxi, magie, kẽm, sắt… dồi dào trong sò huyết sẽ giúp cho thai nhi có thể phát triển tốt và trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên nếu các bà bầu có ý định ăn sò huyết thì nên lựa chọn một chế độ ăn hợp lý, không được quá lạm dụng.

Theo như các chuyên gia khuyến cáo thì các bà bầu chỉ nên ăn sò huyết 2 – 3 lần mỗi tháng. Bởi vì loại hải sản này thường có nhiều loại sinh vật kí sinh, nếu ăn với lượng lớn thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. 

Ăn hải sản có bị sẹo lồi không

Các ông bà thường nói khi bị những vết thương vào thịt thì không nên ăn các loại hải sản như ốc, cua, sò… Liệu điều đó có thật sự đúng. Hải sản là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là một số loại cá cung cấp đầy đủ dưỡng chất để vết thương mau lành nếu các bạn ăn điều độ. Nhưng tuy nhiên, các bạn không nên lạm dụng các loại hải sản khi bị thương bởi lẽ khi ăn hải sản đôi lúc sẽ gây ngứa và khó chịu ở chỗ vết thương chưa lành hoặc đang tạo thành da non. Tại vị trí bị thương nếu như bạn ăn dư một số chất sẽ có thể tạo thành sẹo lồi và gây mất thẩm mĩ cho cho thể chúng ta. Vậy nên khi các bạn bị thương thì nên hạn chế ăn các loại hải sản.

Những món ăn ngon từ hải sản

Cách chế biến món sò huyết xào me

Cách chế biến món sò huyết xào me

Nguyên Liệu:

+ Sò huyết: 1kg
+ Ớt trái: 3g
+ Me: 50g
+ Bơ: 30g
+ Hành tím băm: 20g
+ Tỏi băm: 30g
+ Đường: 200g
+ Muối: 2g
+ Bột ngọt: 2g
+ Nước mắm: 20ml
+ Tương ớt: 30g
+ Tương cà: 30g

Cách chế biến:

Bước 1:

+ Đầu tiên, bạn ngâm sò huyết cùng với 1 lít nước và 3g ớt cắt nhuyễn trong khoảng 4 tiếng.
+ Tiếp theo bạn ngâm 50g me với 200ml nước sôi trong khoảng 10 phút.

Bước 2:

+ Bạn cho chảo lên bếp để lửa vừa và đợi khi chảo nóng thì cho vào khoảng 20g hành tím băm, 30g tỏi băm vào rồi phi thơm.
+ Tiếp theo, bạn cho vào chảo khoảng 200ml nước cốt me, 200g đường, 2g muối, 2g bột ngọt, 20ml nước mắm, 30g tương ớt và cuối cùng là 30g tương cà rồi đảo đều.
+ Đến khi hỗn hợp trên hơi sệt lại thì bạn cho 1kg sò huyết vào và đảo đều cho đến khi sò hơi hé vỏ là chín.

Bước 3:

Một đĩa sò huyết xào me vừa có mùi thơm nức mũi lại thơm ngon và có vị chua ngọt của me. Bạn có thể rắc thêm một chút lạc rang lên phía trên để món ăn ngon và thêm phần hấp dẫn.

Cách chế biến món sò huyết cháy tỏi

Cách chế biến món sò huyết cháy tỏi

Nguyên liệu:

+ Sò huyết: 1kg
+ Tỏi: 3 củ
+ Rau răm: 50g
+ Ớt: 3 quả
+ Bơ thực vật: 80g
+ Nước mắm: 2 muỗng cà phê
+ Tiêu: 1 muỗng cà phê
+ Đường: 1 muỗng cà phê
+ Bột nêm: 2 muỗng cà phê
+ Sa tế: 2 muỗng cà phê

Cách chế biến:

Bước 1:

+ Bạn đem khoảng 1kg sò huyết rửa sạch 2 lần. Cắt khoảng 3 quả ớt thành nhiều khúc rồi cho vào một cái bát, thêm vào đó khoảng 1 lít nước và 5 thìa muối. Bạn khuấy đều hỗn hợp trên rồi cho sò huyết vào ngâm khoảng 30 phút – 1 tiếng để sò có thể sạch hết cát.
+ Sau khi ngâm xong, bạn dùng bàn chải chà sạch vỏ rồi vớt sò ra để ráo nước.
+ Đối với tỏi thì bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi sau đó băm nhuyễn và cho ra chén riêng. Rau răm thì bạn cắt bỏ phần rễ, rửa lại với nước lạnh 2 – 3 lần rồi thái thành từng khúc vừa ăn.

Bước 2:

+ Bắc chảo lên bếp và để lửa ở mức vừa, bạn đợi khi chảo nóng rồi cho vào khoảng 4 muỗng canh bơ thực vật, đảo nhẹ đến khi bơ tan thì bạn cho phần tỏi băm nhuyễn vào. 
+ Đến khi tỏi chín vàng và có mùi thơm thì bạn cho phần sò huyết vào rồi đảo đều tay. Tiếp theo bạn cho khoảng 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm và 2 muỗng cà phê sa tế vào.
+ Cuối cùng đó là dùng đũa đảo đều cho đến khi vỏ sò chuyển sang màu vàng nhạt là được. Bạn có thể cho thêm ít rau răm và đảo đều thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp.

Cách chế biến món sò huyết nấu cháo

Cách chế biến món sò huyết nấu cháo

Nguyên liệu:

+ Sò huyết: 500g
+ Thịt lợn băm: 100g
+ Gạo: 300g
+ Tiêu: ½ muỗng cà phê
+ Hành tím: 2 muỗng canh
+ Hành lá thái nhỏ: 20g
+ Đường trắng: 1 muỗng cà phê
+ Muối: 2 muỗng cà phê
+ Dầu ăn: 2 muỗng canh
+ Nước mắm: 2 muỗng cà phê

Cách chế biến:

Bước 1:

+ Sau khi mua sò huyết về, bạn ngâm sò với nước vo gạo và thêm một chút muối. Bạn nên ngâm sò trong khoảng 1 tiếng để sò nhả sạch cát và bùn đất.
+ Tiếp theo, bạn dùng bàn chải, chải sạch lớp vỏ bên ngoài của sò rồi rửa nhiều lần với nước sạch. 

Bước 2:

+ Bạn cho tiêu, đường, muối, nước mắm và hành tím với định lượng như trên trộn đều với thịt xay rồi để khoảng 10 phút.
+ Tiếp theo, bạn cho phần thịt băm đã ướp vào xào đến khi thịt chín thì cho hành lá vào và tắt bếp.

Bước 3:

+ Sau khi bạn đã nấu cháo xong và tách phần thịt sò ra khỏi vỏ thì bạn tiến hành bắc chảo lên và phi hành tím lên cho vàng. Tiếp theo, bạn cho phần sò huyết vừa sơ chế vào xào cùng và nêm nếm gia vị theo sở thích. 
+ Nước sò khi nãy bạn nên đổ vào nồi cùng với cháo và ½ thịt băm khi nãy rồi trộn đều. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong công đoạn chế biến món cháo sò huyết.

Sò huyết – một món ăn không thể bỏ lỡ

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã biết thêm rất nhiều thông tin về công dụng cũng như như những điều còn thắc mắc khi ăn sò huyết. Sò huyết không chỉ được yêu thích bởi hương vị của chúng mà còn được yêu thích vì cách chế biến những món ăn từ chúng vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Các bạn nên thường xuyên thưởng thức món ăn ngon này nha.

Mời các bạn xem thêm những bài viết khác của chúng tôi để có những bữa ăn thêm phong phú và nhiều dinh dưỡng nhé.

- Bào ngư là món ăn không thể bỏ qua
- Cá chim trắng nướng
- Mực trứng với những điều mới lạ
- Ốc hương
- Tôm tít món ăn nhiều dinh dưỡng

back top

DMCA.com Protection Status