Tác dụng của rong biển

Rong biển là gì?

   Rong biển là một loại thực vật sống dưới biển, có quang hợp và phát triển như những loài thực vật khác. Rong biển cũng có tên gọi khác là tảo bẹ. Rong biển được xếp vào nhóm tảo đa bào, chúng sống được ở cả hai môi trường nước mặn và nước lợ, chúng có thể mọc trên các rặng san hô biển, trên các vách đá, cũng có thể mọc ở tầng mặt nước sâu (có ánh sáng chiếu tới).

Rong biển

Hình ảnh: Rong biển ngoài thiên nhiên

Một số loài rong biển có giá trị thường gặp

   Theo thống kê, ở Việt Nam có đến hơn 800 loại rong biển khác nhau trong đó có gần 90 loại có giá trị kinh tế. Tuy nhiên trên thị trường thì chỉ có một số loại được bán và sử dụng, phổ biến nhất có thể kể đến như:

Rong biển Nori:

Mô tả:
   Rong biển Nori là tên tiếng Nhật của loại tảo biển ăn được thuộc giống tảo đỏ Pyropia, bao gồm cả P. yezoensis và P. tenera. Rong biển Nori được sử dụng chủ yếu như một thành phần (dùng để gói) của sushi ở Nhật và nhiều nước khác trên thế giới. Người ta thường hay thu thập chúng vào mùa thu sau đó phơi khô và sấy trên giá giống như công nghệ sản xuất giấy, sau đó cắt thành những lát nhỏ, đóng gói và bán ra thị trường. Rong biển Nori có thể ăn trực tiếp. Sản phẩm cuối cùng có dạng miếng đen, khô và mỏng như giấy, có kích thước xấp xỉ 18 cm × 20 cm (7 in × 8 in) và nặng khoảng 3 gam (0,11 oz).

Rong biển Nori

Hình ảnh: Rong biển Nori được sử dụng trong các bữa ăn

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rong biển Nori:
   Rong biển Nori cũng là một nguồn cung cấp iod tuyệt vời đối với cơ thể chúng ta. Iod có ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp giúp quyết định trí thông minh của con người. Mặc dù nori từ lâu đã được coi là một nguồn cung cấp vitamin B12 quan trọng cho người ăn chay, nhưng thực tế cho thấy Vitamin B12 của nó thực sự không khả dụng về mặt sinh học đối với con người hầu như cơ thể không hấp thu được. Nó có thể chứa các chất tương tự cobalamin ngăn chặn sự hấp thụ Vitamin B12.. Một nghiên cứu cho thấy ở người, cả nori khô và thô đều làm giảm vai trò của Vitamin B12. Nên sử dụng vừa phải các bạn nhé.

Rong biển Wakame:

Mô tả:
   Rong biển Wakame là loại rong biển phổ biến nhất ở Nhật Bản có tên là Tảo bẹ Undaria có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tảo bẹ Undaria phát tán chủ yếu bằng cách bám vào vỏ tàu. Tảo bẹ Undaria phát triển nhanh thành từng đám rậm rạp như rừng, cạnh tranh ánh sáng và chỗ ở dẫn đến việc phá hủy hoặc thay thế các loài động thực vật bản địa. Đây là một loài xâm lấn.
   Khác với loại rong biển Nori, con người thu hoạch rong biển Wakame vào mùa xuân. Loại rong biển này khi ăn tươi có vị dai giòn khá đặc trưng, có mùi vị của biển cả.

Rong biển Wakame

Hình ảnh: Rong biển Wakame trong các bữa ăn

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rong biển Wakame:
   Về giá trị dinh dưỡng của loại rong biển này cũng rất cao ngoài việc cung cấp hàm lượng Iod cao chúng còn có thêm Vitamin A, B2, Can xi và giàu chất xơ. Khi sơ chế loại rong biển này cần ngâm với nước cho rong biển nở ra hoàn toàn. Dùng để nấu súp, làm salad hoặc ăn kèm với Sashimi (1 loại món khai vị của người Nhật gần giống với Sushi).

Rong biển Kombu:

Mô tả:
   Rong biển Kombu là tên tiếng Nhật là tảo bẹ ăn được chủ yếu từ họ Laminariaceae và được ăn rộng rãi ở Đông Á. Có khoảng mười tám loài ăn được trong họ Laminariaceae trong đó có rong biển Kombu (họ Laminariaceae có những loài không ăn được).

Rong biển Kombu

Hình ảnh: Rong biển Kombu

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rong biển Kombu:
   Rong biển Kombu được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Nhật Bản ngoài việc sấy khô đóng gói còn là một trong ba thành phần chính cần thiết để làm dashi, một món súp. Konbu dashi được làm bằng cách cho cả rong biển Kombu khô hoặc bột nguyên chất vào nước lạnh và đun nóng đến gần sôi. Rong biển Kombu mềm thường được ăn sau khi nấu hoặc được cắt lát và được sử dụng để làm Tsukudani, một món ăn được ninh nhừ trong nước tương và Mirin.
   Rong biển Kombu có thể được ngâm với hương vị chua ngọt, cắt thành các dải nhỏ khoảng 5 hoặc 6 cm dài và 2 cm rộng. Chúng thường được ăn như một bữa ăn nhẹ với trà xanh. Rong biển Kombu thường được làm 1 thành phần khi nấu đậu vì nó có chứa một số axit amin có thể giúp phá vỡ các loại tinh bột nặng có trong thực phẩm như đậu. Điều này cho phép chúng được tiêu hóa dễ dàng hơn khi chúng ta sử dụng.
   Ngoài ra rong biển Kombu còn có chứa sắt, sắt đóng một vai trò quan trọng trong chức năng cơ thể do vai trò của nó trong việc sản xuất huyết sắc tố, là chất mang oxy qua máu, cung cấp oxy cho các tế bào, da, tóc và móng khỏe mạnh. Rong biển Kombu sẽ làm giảm được nguy cơ thiếu máu do sắt. Thành phần sắt bị thiếu khiến cơ thể chúng ta không sản xuất được huyết sắc tố. Các hồng cầu này có nhiệm vụ mang oxy đến các mô trên khắp cơ thể và đưa carbon dioxide ra ngoài.
   Hàm lượng Iod khá cao trong rong biển Kombu cũng giúp chúng ta bổ sung thêm hàm lượng Iod hỗ trợ hữu hiệu cho tuyến giáp giúp cơ thể khỏe mạnh và thông minh.
   Trong thành phần của rong biển Kombu chứa Fucoidan, đây là một polysacarit sunfat được tìm thấy trong các loài tảo nâu và rong biển nâu khác nhau. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện liên kết thuộc Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Trường Xuân, Khoa điều tra nghiên cứu về tác dụng của rong biển Kombu đối với bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cách đánh giá quá trình xâm lấn tế bào của rong biển. Kết quả cho thấy các tế bào viêm gây viêm khớp bị suy yếu đáng kể do điều trị bằng chất Fucoidan, làm giảm sự sống sót của các tế bào xấu. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể điều trị cho triệu chứng viêm khớp dạng thấp. 
   Chúng ta nên sử dụng rong biển Kombu nhiều hơn 1 chút để đảm bảo sức khỏe. Nhưng cần lưu ý rằng rong biển Kombu là loại thức ăn khó tiêu nên cần được nấu chín kỹ.

Rong biển Hijiki:

Mô tả:
   Rong biển Hijiki có tên khoa học là Sargassum fusiforme. Nó là một loại rong biển thường có màu nâu hoặc xanh nâu được trồng hoặc thu thập trong tự nhiên. Nó phát triển trên các bờ biển ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, và đã trở thành một loại rong biển chủ yếu trong nhiều món ăn văn hóa của các nước này. Loại rong biển Hijiki có hình dạng sợi màu đen, thường được bán khi đã làm khô, khi ăn cần ngâm với nước khoảng 1 tiếng sau đó rửa sạch rồi mới sử dụng.

Rong biển Hijiki

Hình ảnh: Rong biển Hijiki

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rong biển Hijiki:
   Cung cấp hàm lượng Iod bổ sung cho cơ thể. Hỗ trợ cho tuyến giáp ở người, giúp cơ thể khỏe mạnh.
   Cung cấp hàm lượng chất xơ trong rong biển Hijiki, giúp quá trình tiêu hóa thuận tiện hơn. Chất xơ kích thích chuyển động nhu động ruột giúp thức ăn dễ dàng di chuyển qua đường tiêu hóa và thải ra ngoài ngăn ngừa táo bón.
   Hàm lượng sắt khá trong rong biển Hijiki khá cao, gấp 5 lần so với gan gà. Bổ sung hàm lượng sắt quan trọng trong sắc tố máu. Giúp cơ thể giảm được nguy cơ thiếu máu do sắt. Thành phần sắt bị thiếu khiến cơ thể chúng ta không sản xuất được huyết sắc tố. Các hồng cầu này có nhiệm vụ mang oxy đến các mô trên khắp cơ thể và đưa carbon dioxide ra ngoài.

Rong biển Kanten:

Mô tả:
   Đây là loại rong biển có vị rất nhạt, hay được dùng như một chất tạo đông giống với Gelatin. Loại rong biển Kanten có màu trắng hoặc vàng nhạt. 

Rong biển Kanten

Hình ảnh: Rong biển Kanten

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rong biển Kanten:
   Loại rong biển Kanten khi ăn có độ dai, có thể dùng để làm salad, nấu canh, súp hoặc các món chiên xào. Rất giàu chất xơ và không có calo nên thích hợp cho những người ăn kiêng hoặc giảm cân, rong biển Kanten có tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu được dùng nhiều trong các bữa ăn chay ở Nhật Bản.
   Sử dụng rong biển Kanten thường xuyên vào thực đơn rau của bữa ăn có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chữa bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi tác động đông cứng phân dạng ở bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch. Hầu như ai cũng biết, sử dụng quá nhiều thịt, trứng, sữa cũng như các bộ phận khác từ động vật trong các bữa ăn hàng ngày sẽ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch hoặc có thể tạo ra những mảng bám trong hệ thống tuần hoàn, tích tụ lâu ngày trở nên hẹp đường lưu thông máu. Ngoài ra cũng hình thành ra các mảng bám trên các tế thần kinh trong vỏ não gây tắc nghẽn lâu ngày dẫn đến bệnh Alzheimer. Giống như bệnh tim mạch, Alzheimer chủ yếu là do sử dụng quá lượng đạm động vật và chất béo vào cơ thể, bị tích tụ không thải ra ngoài được.
   Nhật Bản đã chứng minh được trong rong biển Kanten có chứa thành phần có tác dụng tiêu mỡ, và làm giảm lượng cholesterol trong máu. Từ đó sẽ giúp làm tiêu giảm những chất cặn bã trong hệ tuần hoàn máu. Loại thực phẩm như rong biển Kanten đem lại cho con người nhiều lợi ích về sức khỏe.
   Rong biển Kanten không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến thức ăn, nên dùng với vitamin D để tăng cường hấp thụ canxi có trong rong biển Kanten. Nấm khô (phơi tự nhiên) được khuyến khích dùng với rong biển Kanten. Để hấp thụ sắt tốt hơn và thúc đẩy tiết dịch vị, bạn nên dùng rong biển Kanten với rau củ và trái cây với hàm lượng vitamin C cao. Những món chua với acid citric cũng có tác dụng tương tự. Rong biển Kanten được chế biến cùng sữa đậu nành, súp miso, salad, nước ép, dùng như món thạch jelly/pudding tráng miệng.

Rong biển Mozuku:

Mô tả:
   Rong biển Mozuku là một trong những loại tảo Nhật, chúng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Rong biển Mozuku được dùng nhiều trong sản phẩm những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, rong biển Mozuku đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho con người, đặc biệt trong việc phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.

Rong biển Mozuku

Hình ảnh: Rong biển Mozuku

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rong biển Mozuku:
   Trong tất cả những loại tảo Nhật, rong biển Mozuku được xem là niềm tự hào của quần đảo Okinawa – với sản lượng chiếm đến 99% trên Thế Giới, được sản xuất tại quần đảo phía Nam của Nhật Bản. Theo Hiệp hội Thực phẩm Dinh dưỡng và Sức khỏe Nhật Bản (GMP), rong biển Mozuku chứa hàm lượng Fucoidan rất cao - một loại Polysacarit Sunfat có mặt chủ yếu trong rong biển nâu.
   Mặc dù hàm lượng Fucoidan được tìm thấy trong rất nhiều loại rong biển ở Nhật. Tuy nhiên, rong biển Mozuku chứa nhiều gấp nhiều lần so với các loại rong biển khác. Ngoài hàm lượng Fucoidan cao, rong biển Mozuku cũng chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: Protein, Carbohydrat, vitamin A, C, E,… và vitamin K – nhóm vitamin chính trong việc xây dựng tế bào hồng cầu trong máu.
   Chính vì lẽ đó rong biển Mozuku có nhiều công dụng như:
     - Hỗ trợ điều trị ung thư: Sau khi hấp thụ hàm lượng Fucoidan có trong rong biển Mozuku, các tế bào ung thư bị cô lập, co lại và phân hủy mà không ảnh hưởng đến các tế bào lành tính xung quanh, điều này tạo ra một bước ngoặc mới trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt đối với các bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn áp dụng hóa trị/ xạ trị.
     - Chống oxi hóa, kháng viêm: Thực tế cho thấy người dân sống ở quần đảo Okinawa của Nhật Bản, ở đây tỷ lệ sống thọ khá cao. Rong biển Mozuku không chứa quá nhiều calo, nhưng mang trong mình đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết kháng viêm, chống oxy hóa và cấu tạo thành phần tế bào trong cơ thể. Chính vì thế, người dân ở nơi đây xem rong biển Mozuku như một món ăn chính trong bữa cơm hàng ngày và cũng chính vì thói quen sử dụng rong biển trong các bữa ăn đã giúp người dân nơi đây giảm được nhiều loại bệnh và gia tăng tuổi thọ.
     - Điều hòa đường huyết, cải thiện huyết áp, giảm mỡ máu: Hàm lượng Fucoidan trong rong biển Mozuku giúp cơ thể phân loại LDL-Cholesterol và HDL-Cholesterol, hấp thu lượng cholesterol xấu phát sinh ra ở trong máu do quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cung cấp vào cơ thể và giải phóng chúng ra ngoài.
     - Ngoài ra, rong biển Mozuku còn chứa rất nhiều hàm lượng khoáng chất như: Protein, Carbohydrat, vitamin A, C, E,… và vitamin K – nhóm vitamin quan trọng trong việc sản sinh tế bào xương và tế bào hồng cầu trong máu, góp phần củng cố hệ thống xương khớp, cải thiện tuần hoàn máu và điều hòa đường huyết.

Rong biển Mekabu:

Mô tả:
   Rong biển Mekabu là phần xù, nằm ngay ở phần gốc của loại rong biển Wakame (tên khoa học là undaria pinnatifida). Theo Trung tâm y học cao cấp Arizona (Mỹ), rong biển Wakame chứa mekabu fucoidan được cho là có khả năng ức chế hình thành mạch máu mới nuôi tế bào ung thư, ngăn chúng di căn. Đồng thời, loại fucoidan này còn có khả năng ức chế hình thành cục máu đông, hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rong biển Mekabu:
   Theo một số nghiên cứu từ Nhật Bản, rong biển Mekabu cho thấy có nhiều hiệu quả hơn trong việc ức chế hình thành mạch máu của khối u hơn các chiết xuất fucoidan khác. Ở loài rong biển này thường được sử dụng chế biến thành dạng thức uống bổ trợ, ít dùng chế biến các món ăn. Theo nghiên cứu đăng trên Thư viện y khoa của quốc gia Mỹ cho thấy, fucus fucoidan giúp tăng miễn dịch, có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u thực tràng và ung thư vú. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ chống viêm, giảm đau khớp, hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị.
Ngoài ra còn nhiều loại rong biển khác như rong biển có giá trị như rong biển Ogonori, rong biển Tosaka,…

Tác dụng của rong biển

   Rong biển là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Thành phần dinh dưỡng của rong biển bao gồm hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng vitamin B2 cao gấp 4 lần so với trứng và hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò. Ngoài ra còn bổ sung hàm lượng Iod rất có lợi cho tuyến giáp ở người, giúp hạn chế các bệnh từ tuyến giáp.
   Ở tại Nhật Bản, con người đã sử dụng rong biển từ rất lâu đời, rong biển đã trở thành 1 món trong bữa ăn gia đình. Ngoài ra, rong biển cũng được sử dụng trong các nền văn hóa lâu đời như Trung Quốc, Scotland, Ái Nhĩ Lan, Tây Tây Lan và các nước Nam Mỹ ven biển...
Có 9 tác dụng chính của rong biển đối với sức khỏe con người:

Ngăn ngừa ung thư

Lignans là 1 chất có trong rong biển, nó có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển, hạn chế di căn của các khối u lây lan trong cơ thể, tránh các tế bào ung thư vào máu. Bên cạnh đó lignans còn ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào mang hiệu quả tương tự như 1 số loại thuốc sử dụng được điều trị trong xạ trị ung thư.
Ở phụ nữ từ sau thời kì mãn kinh, những mô mỡ chính là nơi estrogen được tổng hợp và chuyển hoá estrogen là yếu tố chính để gây ra bệnh ung thư vú.Việc dùng rong biển thường xuyên có thể là một nhân tố quan trọng trong việc giảm tỉ lệ ung thư vú tại Nhật Bản.

Hỗ trợ tuyến giáp

Rong biển, đặc trưng là tảo biển, sở hữu đựng nguồn iốt dồi dào, chất này là thành phần chính hỗ trợ tuyến giáp. Bởi vì, những hóc môn mà tuyến giáp sinh ra nó có tác dụng chuyển hoá trong mọi tế bào của cơ thể người. Triệu chứng của việc thiếu iốt trong tuyến giáp là bệnh bướu cổ. Trên thế giới đã có tới hơn 200 triệu người bị căn bệnh này và nguyên nhân trong đấy chiếm 4% là do thiếu iôt. Thực tế cho thấy hàm lượng Iod ở những loài hàm lượng Iod đều khác nhau: 
     + Rong biển Nori: 37 mcg/gram (25% RDI).
     + Rong biển Wakame: 139 mcg/gram (93% RDI).
     + Rong biển Kombu: 2523 mcg mỗi gram (1,682% của RDI).

Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa

Trên thực tiễn, rong biển từ xưa đến nay đã là 1 thành phần trong danh mục thực phẩm chức năng sở hữu tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. những nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle đã nghiên cứu alginate, nó có trong tảo biển nâu và nó có thể làm tăng lượng chất nhầy trong ruột từ đấy giúp bảo vệ thành ruột.
Rong biển giàu chất xơ, có một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy rong biển làm cho trong ruột được tăng cường vi khuẩn có lợi.

Giúp cải thiện tim mạch, huyết áp

Cũng có nhiều tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rong biển có lợi ích ngăn ngừa và hạn chế chứng cao áp huyết. Nghiên cứu tại trường Đại học Kyoto cho thấy trong tảo biển nâu có tác dụng trong việc làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ ở các đối tượng đang có vấn đề về tim mạch.
Trong 1 nghiên cứu kéo dài 25 năm, tại đây có nhiều người dân sống lâu nhất – người Okinawa cho thấy, áp huyết của những người dân ở đây đều duy trì ở mức độ ổn định, hàm lượng cholesterol cũng không tăng cao khi về già. Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rong biển chiếm tới hơn 50% lượng rau quả họ ăn hàng ngày.

Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh

Nhiều nhà khoa học đều đã chứng minh được rằng hàm lượng axit folic được hấp thụ trong bữa ăn là yếu tố cần thiết để đề phòng ngừa hạn chế những khuyết tật bẩm sinh, bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ. Axit folic có phần nhiều trong rong biển và vì thế việc bổ sung rong biển vào những bữa cơm trong gia đình là hoàn toàn cấp thiết và mang lại hiệu quả. Súp và những món hầm được chế biến cùng với rong biển hoặc ăn kèm rong biển cùng salad là những món ăn rất nhiều vitamin và dinh dưỡng.

Thải độc cơ thể và giảm cholesterol trong máu

Thành phần có nhiều trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc.
Trong cuộc sống hiện nay người nào cũng lo sợ những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, đây là duyên do gây ra bệnh béo phì. Vậy nên, các thực phẩm mang lại nhiều chất xơ hạn chế các chất hình thành cholesterol trong máu đều được chú trọng.

Chống viêm, giảm đau

Trong 1 số loài rong biển là những nguồn duy nhất của cacbon hidrat khiến cho giảm nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể người, giống như các chất được gọi là fucans. Thêm vào đó, rong biển còn là một nguồn magiê phong phú, chất được cho là mang khả năng ngăn phòng ngừa chứng bệnh đau đầu, đau nửa đầu và giảm chứng hen suyễn.

Giảm căng thẳng, lo âu ở thời kỳ mãn kinh

Rong biển có chứa magiê tác dụng giúp phụ nữ đang trong thời gian mãn kinh với giấc ngủ ngon hơn, chất lignans trong rong biển khiến cho estrogen yếu đi (hàm lượng hóc môn luôn tăng cao và nhanh trong thời gian mãn kinh của phụ nữ).

Diệt khuẩn, lọc sạch máu

Thành phần quan yếu nhất có trong rong biển là fertile clement. Đây là chất với tác dụng lưu thông điều tiết máu, tiêu độc, loại bỏ cặn bã trong cơ thể. Thêm vào đấy, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hóc môn sinh trưởng, giúp cơ thể tăng trưởng. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và con nhỏ được khuyến khích ăn những thực phẩm được chế biến từ rong biển.

Các món ăn phổ biến được chế biến từ rong biển

Rong biển sấy mè

   Đây là một món ăn tương đối đơn giản, được sử dụng như một món ăn vặt của trẻ em và cả người lớn. Nguyên liệu chỉ cần rong biển Nori, mè, ớt, chút đường và dầu ăn. Các bạn sẽ có được món ăn vặt thật ngon. 

>>> Xem thêm bài: Rong biển sấy mè

Canh rong biển thịt bò

   Canh rong biển thịt bò cũng thường được các bà mẹ hoặc đầu bếp chế biến như 1 món canh trong bữa cơm. Nguyên liệu chủ yếu là rong biển Wakame, thịt bò, hành, ngò, dầu ăn, nhiều người cũng có thể cho thêm đậu phụ. Chế biến món ăn này rất đơn giản, đầu tiên ngâm nước cho rong biển nở ra, rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó phi thơm hành mỡ, cho nước sôi vào, khi nước sôi chúng ta cho rong biển và đậu phụ vào, sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn. Thế là chúng ta có món canh rong biển cực kỳ hấp giẫn các bạn nhé.
   Tuy nhiên, còn nhiều cách chế biến ra các món ăn về rong biển mang lại giá trị sức khỏe, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn ở những bài viết sau. Cảm ơn các bạn.

>>> Xem thêm bài: Rong biển sấy khô nấu canh

Các bạn có thể xem thêm bài viết:

 

back top

DMCA.com Protection Status